Funny360
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

'Học sinh ngày càng có xu hướng xử sự kiểu bản năng'

Go down

'Học sinh ngày càng có xu hướng xử sự kiểu bản năng' Empty 'Học sinh ngày càng có xu hướng xử sự kiểu bản năng'

Bài gửi  Boki Fri Apr 16, 2010 9:48 pm

- Báo chí hiện nay liên tục đưa tin về những vụ “bạo lực học đường”. Quan điểm của anh về vấn đề này như thế nào?

- Đúng. Tôi cũng theo dõi những thông tin này và nhận thấy rằng, ở Việt Nam càng ngày các vụ bạo lực học đường càng gia tăng cả về số lượng lẫn tính chất nguy hiểm. Nếu vài năm trước đây chuyện trẻ cầm dao đâm bạn khiến dư luận sửng sốt thì bây giờ không phải là hiếm. Đây là hiện tượng đáng báo động. Nó thể hiện sự lỏng lẻo về thiết chế văn hóa, về phương pháp giáo dục trong nhà trường và gia đình, sự lệch chuẩn trong suy nghĩ của trẻ.

- Nói như anh liệu có gọi là “chụp mũ” không, vì xét trên khía cạnh nào đó những hành vi này vẫn chỉ mang tính cá biệt?

- Qua những vụ bạo lực được nêu trên báo chí tôi thấy rằng càng ngày, tâm lý trẻ càng dễ bị kích động, muốn khẳng định cái tôi mà không quan tâm đến những chuẩn mực đạo đức. Các hình phạt mà nhà trường thầy cô đưa ra lại không đủ sức răn đe nên trẻ càng có xu hướng xử sự theo bản năng. Hiện tại nó vẫn được coi là cá biệt, nhưng nếu không ngăn chặn kịp thời nó sẽ trở nên phổ biến. Rõ ràng, xã hội là nền tảng tạo nên những "kiểu đứa trẻ" và gia đình trực tiếp ảnh hưởng đến việc hình thành tâm lý của mỗi đứa trẻ. Từ tâm lý đó trẻ có các hành vi xử sự khác nhau.
'Học sinh ngày càng có xu hướng xử sự kiểu bản năng' T321961
Thạc sĩ tâm lý Phạm Mạnh Hà. Ảnh Lê Trang.

- Vậy có nghĩa là gia đình có yếu tố quyết định đến hành vi của trẻ?

- Rất khó để đánh giá đâu là yếu tố quyết định hành vi của trẻ. Hành vi của trẻ hay nói rộng hơn là tính cách trẻ ảnh hưởng bởi 3 yếu tố chính: Gia đình, xã hội và cá nhân đứa trẻ. Ở tuổi mới lớn, thời nào trẻ cũng có xu hướng thích thể hiện mình. Vì thế, trước khi trách móc đứa trẻ người lớn hãy tự nhìn lại mình.

Nếu cha mẹ không gương mẫu, thường xuyên sử dụng bạo lực trước mặt con hay còn dùng tiền bạc để mua bán điểm chác cho con… Từ việc mất lòng tin vào chính cha mẹ mình, những đứa trẻ ấy chắc chắn sẽ có những suy nghĩ lệch lạc, mất định hướng về hành vi. Trẻ còn nhìn thấy những người lớn vô tâm ngoài đường, xúm lại xem một vụ tai nạn hay nhìn những vụ ẩu đả bằng con mắt lạnh lùng thì đừng bảo trẻ vô cảm. Quay trở về vấn đề bạo lực học đường, nếu nhà trường có hệ thống chăm sóc về mặt tâm lý học đường, phát hiện sớm xu hướng manh động, bất ổn trong hành vi của trẻ để can thiệp kịp thời tôi nghĩ sẽ giảm thiểu những câu chuyện đau lòng như vừa qua.

- Tôi được biết chúng ta đã có những giờ dạy kỹ năng sống cho trẻ, môn đạo đức, môn giáo dục công dân để định hướng hành vi cho trẻ đấy chứ! Hơn nữa, theo lời một vụ trưởng của Bộ GD-ĐT, “mỗi giáo viên đều có thể là một nhà tâm lý”…

- Không thể ghép vai trò của giáo viên với nhà tâm lý học đường được. Trẻ có hành vi bạo lực dù là bộc phát cũng thường trải qua quá trình diễn biến tâm lý vì thế nắm bắt tâm lý trẻ là rất quan trọng. Tôi không phủ nhận rằng giáo viên là người tiếp xúc nhiều nhất với các em, có kinh nghiệm trong việc nắm bắt tâm lý học sinh. Tuy nhiên, họ không được đào tạo chuyên sâu về tâm lý học đường, không có các kỹ năng như lắng nghe, thấu cảm, phản hồi… Nếu các em không có các biểu hiện tâm lý rõ ràng rất khó để giáo viên nắm bắt. Hoặc không có những biện pháp trị nhận thức, hành vi, trị liệu phân tâm để giúp đỡ các em. Trường hợp các em có những ức chế tâm lý với giáo viên thì ai sẽ là người lắng nghe các em?
'Học sinh ngày càng có xu hướng xử sự kiểu bản năng' T321965

Bạo lực học đường ngày càng có xu hướng gia tăng - Ảnh minh họa

- Ý anh là cần thiết phải có “nhà tâm lý học đường” trong nhà trường?

- Đúng! Tôi cho rằng nhà tâm lý học trong nhà trường cần thiết như cơm ăn, nước uống. Hầu hết các nước phát triển trên thế giới đều có hệ thống chăm sóc về tâm lý học đường rất tốt. Tuy nhiên, để đẩy lùi bạo lực học đường cần kết hợp nhiều giải pháp. Mỗi ông bố bà mẹ hãy là những tấm gương đạo đức cho con, cùng con chia sẻ cảm xúc, tình cảm, lắng nghe tâm sự của của con. Đặc biệt, luôn chú ý đến những thay đổi bất thường trong tâm lý trẻ. Chương trình học cũng nên được giảm tải, tránh gây nặng nề ức chế tâm lý cho các em. Thay vào đó, tăng cường các hoạt động vui chơi, giải trí lành mạnh, xây dựng các chương trình trải nghiệm hành vi xã hội cho trẻ. Tôi nghĩ, nếu áp dụng tốt những biện pháp ấy, bạo lực học đường sẽ sớm được kiểm soát!

- Vâng, xin cám ơn anh về buổi trò chuyện này!

Boki
Thành viên mới
Thành viên mới

Tổng số bài gửi : 181
Join date : 14/04/2010

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết